Sinh Viên Quản Trị
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký
--->MENU<---
HOME<--

BAN QUAN TRI

TIN HAY

ÂM NHẠC

HÌNH ẢNH

TIỆN ÍCH

THỦ THUẬT

TÌNH YÊU

LUẬN VĂN-BÁO CÁO

KINH TẾ

KỸ NĂNG VIỆC LÀM

ENGLISH

QTDNK09A

Gallery
12 lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn Empty
THÔNG BÁO
LƯỢT TRUY CẬP

 

 12 lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Chủ Tịch HĐ-QT
Chủ Tịch HĐ-QT
Admin


Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 109
Age Age : 37
Đến từ Đến từ : Miền trung
Công việc Công việc : IT

Character sheet
thành viên:

12 lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn Empty
Bài gửiTiêu đề: 12 lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn   12 lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn I_icon_minitimeFri Apr 13, 2012 4:52 pm

Tránh những lỗi thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn có được một buổi phóng vấn thành công.

1. Không biết cách phá vỡ sự im lặng

Thông thường khi phỏng vấn người ứng tuyển thường chờ đợi nhà tuyển dụng bắt lời trước, sự thụ động này dễ khiến người ứng tuyển cảm thấy lúng túng. Cho dù cố gắng phá vỡ sự im lặng này bạn cũng sẽ có đôi chút bối rối. Thực tế nếu chủ động bắt chuyện bạn sẽ để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về sự nhiệt tình của mình.

2. Tiếp cận nhà tuyển dụng

Với những nhà tuyển dụng họ sẽ rất kị chiêu thức này, bởi mối quan hệ thiếu tự nhiên hay căng thẳng quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến sự phán đoán và nhận định của họ. Một người ứng tuyển thông minh có thể dẫn chứng bằng những sự việc cụ thể để tán thưởng vị trí ứng tuyển và cho thấy sự hứng thú của bạn với công việc và công ty mà bạn muốn làm việc.

3. Bị chi phối bởi yếu tố khách quan

Đôi lúc sự tìm hiểu về mặt trái của vị trí và tính chất công việc hay nhà tuyển dụng sẽ ảnh hưởng đến nhận định của bạn. Nét mặt nghiêm khắc hoặc lạnh lung của họ cũng có thể khiến bạn căng thẳng. Thực tế trong trường hợp tương tự như trên, bạn cần tích cực để thích hợp với phong cách của từng nhà tuyển dụng. Người nhân viên chuyên nghiệp luôn để khách hàng cảm thấy họ là quan trọng.

4. Kỹ năng thuyết phục kém

Khi nói về bản thân rất có thể nhà tuyển dụng yêu cầu lấy ví dụ cụ thể mà bạn không nhanh chóng ứng phó được. Lúc này họ cho rằng, sự thật quan trọng hơn là biện hộ. Trong quá trình phỏng vấn bằng chứng hữu hiêu nhất để chứng tỏ kỹ năng giao tiếp ứng xử, giải quyết vấn đề công việc, năng lực làm việc tập thể hay lãnh đạo chính là ví dụ cụ thể bạn đưa ra cho từng tình huống.

5. Thái độ thiếu tích tực

Nhà tuyển dụng thường đưa ra các câu hỏi hóc búa và làm khó, trong đó nhiều ứng cử viên chỉ trả lời một cách né tránh hay không thành thật. Điều này chỉ cho thấy sự thiếu trung thực của bạn mà thôi.

6. Thiếu tính chuyên nghiệp

Nhiều ứng cử viên biểu hiện rất tốt về mọi mặt, nhưng khi được hỏi về công ty trước hoặc đơn vị cũ thường phê bình, trách cứ thậm chí chửi mững. Điều này là vô cùng cấm kị bởi nhà tuyển dụng sẽ nhận định bạn là người thiếu đi tố chất chuyên nghiệp cần thiết.

7. Không chủ động đưa ra câu hỏi

Có ứng cử viên đưa ra câu hỏi không đúng lúc, cắt ngang lời nhà tuyển dung. Có người lại không chuẩn bị đầy đủ, khi có cơ hội không nắm bắt tốt. Thực tế một câu hỏi thông minh khiến nhà tuyển dụng ngỡ ngàng có giá trị hơn nhiều những gì có trong hồ sơ .

8. Kế hoạch phát triển sự nghiệp không rõ ràng

Với nhiều người, kế hoạch phát triển sự nghiệp chỉ là mục tiêu chung chung không cụ thể. Ví dụ khi được hỏi: “ Kế hoạch phát triển 5 năm tới của bạn là gì? ”, nhiều người trả lời rằng: “ 5 năm tới tôi hy vọng sẽ trở thành giám đốc marketing.” Nếu được hỏi tiếp: “ tại sao? ” thì nhiều ứng cử viên sẽ cảm thấy rất thừa. Thực tế câu hỏi này sẽ cho thấy khả năng đánh giá kỹ năng phát triển sự nghiệp cá nhân của bạn.

9. Thể hiện một cách hoàn hảo

Khi nhà tuyển dụng đưa ra : Nhược điểm trong tính cách của ban? Bạn có gặp thất bại trong sự nghiệp? Nhiều người trả lời một cách trơn tru là không hề có. Cách trả lời này thường biểu hiện sự thiếu trách nhiệm của bạn với chính mình. Chúng ta ai cũng có những nhược điểm riêng và ít nhiều phải trải qua những vấp váp. Chỉ khi nhận biết rõ điểm yếu của mình và thất bại của mình thì con người của bạn mới ngày càng hoàn chỉnh.

10. Thiếu bản lĩnh nghề nghiệp

Nhà tuyển dụng đôi khi muốn tìm hiểu khả năng và yếu tố đạo đức kinh doanh của ứng cử viên. Ví dụ, khi nhà tuyển dụng giới thiệu với bạn về sự thành thật trong văn hóa doanh nghiệp, có hỏi: “ Nếu bạn là giám đốc tài vụ và tôi yêu cầu bạn trốn thuế 100 triệu trong vòng 1 năm, bạn nghĩ thế nào? ”. Nếu bạn lập tức tính toán và đưa ra một loạt các phương án điều đó cho thấy bạn đã rơi vào bẫy của nhà tuyển dụng. Thực tế, sự tuân thủ pháp luật là yêu cầu tối thiểu với nhân viên trong các doanh nghiệp.

11. Chủ động tìm hiểu chế độ lương bổng

Nhiều người khi buổi phóng vấn khi gần kết thúc đã trực tiếp tìm hiểu về chế độ lương bổng của công ty. Nhà tuyển dụng về tài nguyên nhân lực thường rất kỵ về vấn đề này.

12. Không biết cách thu gom kết cục

Nhiều ứng cử viên khi buổi phóng vấn đã kết thúc do hưng phấn vì thành công hay áp lực thất bại đã không chú ý về hành vi lời nói của chính mình. Thực tế, với tư cách là người tham gia phỏng vấn bạn hãy thể hiện sự hiểu hiết của mình về vị trí muốn làm việc và sự hứng thú với công việc, hay mong muốn tìm hiểu về bước tiếp theo của công việc, nụ cười thân thiện và biểu thị sự cảm ơn với nhà tuyển dụng để ấn lại một ấn tượng tốt.
Về Đầu Trang Go down
https://sinhvienquantri09.forumvi.com
 
12 lỗi thường gặp khi đi phỏng vấn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 10 Câu hỏi phỏng vấn rất "xương"
» Kỹ năng khi đi phỏng vấn
» Ghi điểm với nhà tuyển dung ngay khoi phỏng vấn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Sinh Viên Quản Trị :: KỸ NĂNG VIỆC LÀM-
Chuyển đến