Để tiến tới thành công với nghề nghiệp mình đã chọn bạn không thể thiếu 15 yếu tố năng lực sau:
1. Khả năng giải quyết vấn đề theo hướng tư duy ngược
Khi đối diện với hàng loạt các vấn đề mới trong công việc và cấp trên mà bạn khó có thể giải quyết trong phút chốc, nếu bạn có khả năng giải quyết các vấn đề theo lối tư duy ngược thì vấn đề sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
2. Khả năng suy xét vấn đề trên góc độ người khác
Thông thường chúng ta chỉ dựa vào phạm vi công việc của mình để giải quyết mọi vấn đề. Thực tế nếu bạn thử đứng trên góc độ của công ty và cấp trên để suy xét vấn đề thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn nhiều, bạn có thể tránh được sự phát sinh vấn đề tương tự và mong chóng được sự tín nhiệm của các đồng nghiệp khác.
3. Khả năng tổng kết tốt
Nếu bạn có khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề tốt hơn đồng nghiệp khác thì tỉ lệ thành công trong công việc sẽ cao hơn nhiều.
4. Khả năng biên tập, báo cáo
Sếp không có thời gian để đọc hết những bản báo cáo dài dòng. Vì vậy một bản báo cáo gắn ngọn rõ ràng chi tiết là hết sức quan trọng. Với vấn đề quan trọng bạn nên viết ngắn ngọn trong tờ giấy A4, nếu cần thiết thuyết minh sự việc, hãy kèm theo bản phụ lục phía sau như vậy sẽ khiến sếp cảm thấy hài lòng hơn là chỉ đọc một vài trang khung biểu.
5. Khả năng tập hợp thông tin tư liệu
Thông thường công ty rất coi trọng việc thu thập các loại thông tin tư liệu: chính trị, báo cáo, phương án, biểu đồ thống kế , lưu trình nghiệp vụ, chế độ quản lí, phương pháp kiểm duyệt…đặc biệt là thông tin về đối thủ cạnh tranh. Điều này cần trải qua sự tích lũy của thời gian và kinh nghiệm làm việc mới có được và không thể tìm thấy trên bất kỳ giáo trình đại học nào.
6. Khả năng giải quyết các phương án đã định
Khi gặp các vấn đề bạn hãy đề sếp có sự lựa chọn thay vì trả lời vấn đề. Thông thường khi gặp vấn đề chúng ta thường báo cáo cấp trên và đưa ra cách giải quyết, tuy nhiên cách này thường rất thụ động. Thay vào đó rất có thể sếp sẽ thích thú hơn nếu bạn tự đưa ra nhiều phương án giải quyết vấn đề khác nhau để sếp lựa chọn.
7. Khả năng điều chỉnh mục tiêu
Khi mục tiêu của bạn không thể thực hiện, lúc này bạn cần điều chỉnh mục tiêu của chính mình và cần kết hợp với muc tiêu phát triển chung của công ty. Khi có chung tiếng nói bạn sẽ có cơ hội gần gũi với mọi người và dễ dàng được đồng nghiệp tiếp nhận.
8. Khả năng tự an ủi bản thân
Khi gặp thất bại, khó khăn, vấp ngã bạn luôn có khả năng tự an ủi và cổ vũ bản thân, nhanh chóng tìm ra bài học kinh nghiệp và quyết tâm thay đổi.
9. Khả năng trao đổi giao tiếp văn bản
Nếu trực tiếp trao đổi với sếp không mấy hiệu quả, bạn hãy thử viết email, thư hàm, báo cáo trao đổi lại với sếp, bởi đôi khi trao đổi văn bản có những hiệu quả mà nói khi chuyện trực tiếp không để nào đạt được. Bạn có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến và phương pháp giả quyết của mình mà không sợ bị ngắt lời, hay lo lắng mình đắc tội với sếp.
10. Khả năng thích ứng với văn hóa của doanh nghiệp
Nhanh chóng thích hợp với môi trường văn hóa của công ty mới, điều này thực sự rất quan trọng trong thời buổi công nghiệp ngày nay.
11. Khả năng tiếp nhận thay đổi vị trí công việc
Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay sự thay đổi của công ty rất khó nói trước. Bạn cần thích ứng với áp lực thay đổi vị trí công việc, bởi điều này quyết định đến sự sinh tồn và phát triển sự nghiệp của bạn.
12. Khách quan và trung thành
Sự trung thành không chỉ với công ty mà quan trọng nhất là lợi ích của chính bạn giúp bạn trở thành người đáng tin cậy và được đồng nghiệp quý trọng.
13. Tìm kiếm cơ hội học tập và cơ hội thực hiện
Cơ hội học tập là kinh nghiệm quý báu không phải dùng tiền để đo lường. Đó là cơ hội để bạn trau dồi kinh nghiệm và thực tiễn công việc đồng thời đảm bảo cơ hội thăng tiến sau này.
14. Sẵn sàng tiếp nhận công việc ngoài phạm vi
Không từ bỏ bất cứ cơ hội rèn luyện ngược lại bạn cần coi trọng cơ hội này, nỗ lực không ngừng chắc chắn sẽ mang lại những kết quả bất ngờ.
15. Tinh thần nghề nghiệp
Khi bạn có ý thức về sự hiệu quả kính nghề và yêu nghề thì thành công đã không còn cách xa bạn.